Bộ môn Thiết kế hệ thống kết cấu thiết bị bay (TKHT) là bộ môn chuyên ngành thuộc Khoa Hàng không vũ trụ, có nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo thiết bị bay. Bộ môn đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo các cơ hệ đặc biệt, làm việc ở những điều kiện phức tạp mà vẫn bảo đảm độ chính xác cao.
Mục tiêu cơ bản và lâu dài của Bộ môn là xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến ngành thiết kế, chế tạo tên lửa đạt chuẩn quốc tế và khu vực, sát với điều kiện thực tế ở Việt Nam; các học viên sau khi tốt nghiệp sẽ nhanh chóng hòa nhập và trở thành những chuyên gia hàng đầu tại các cơ sở nghiên cứu, sửa chữa và chế tạo tên lửa; xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ cao, nhiệt tình trong giảng dạy, có năng lực nghiên cứu, hướng đến những sản phẩm nghiên cứu có tính thực tiễn và ứng dụng cao.
Đội ngũ giáo viên của Bộ môn có năng lực tốt, năng động, nhiệt tình trong giảng dạy, tích cực, sáng tạo trong nghiên cứu. Phần lớn các giáo viên trong Bộ môn tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu của LB Nga trong lĩnh vực hàng không vũ trụ như: Đại học Kỹ thuật tổng hợp quốc gia Mátxcơva (BAUMAN), Đại học Vật lý Kỹ thuật Mátxcơva (MFTI), Đại học Hàng không Mátxcơva (MAI), Học viện Hàng không Giukốpski, …
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập Bộ môn đã nhanh chóng áp dụng chương trình đào tạo trên cơ sở phân tích và tiếp thu các chương trình đào tạo tiên tiến của các trường đại học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không vũ trụ vào giảng dạy và nghiên cứu. Học viên tốt nghiệp các khóa đã nhanh chóng khẳng định bản thân trong quá trình nghiên cứu, công tác tại các đơn vị cơ cở. Nhiều học viên xuất sắc được giữ lại trường đã trở thành những cán bộ nghiên cứu, giáo viên có năng lực của Khoa, Bộ môn.
Bộ môn đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao, không chỉ có ý nghĩa thực tiễn trong Công nghiệp Quốc phòng mà còn áp dụng hiệu quả trong các lĩnh vực dân sự; các giáo viên trong Bộ môn luôn tích cực, chủ động trong nghiên cứu khoa học, đã công bố nhiều bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế, tham dự nhiều hội thảo khoa học.
- Chủ nhiệm bộ môn: TS Trần Ngọc Đoàn
Đào tạo chuyên gia và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo tên lửa, các cơ hệ đặc biệt, làm việc ở những điều kiện phức tạp, có độ chính xác cao. Trong đó, tập trung vào thiết kế, chế tạo tên lửa đạn đạo, tên lửa hàng không, tên lửa không quân và tên lửa hải quân.
Bộ môn Thiết kế hệ thống kết cấu thiết bị bay, Khoa Hàng không vũ trụ
P.1613 – S1, Trường Đại học kỹ thuật Lê Quí Đôn,
Số 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 069-515-492.
- Đội ngũ giảng viên, cán bộ
- Chủ trì đào tạo chuyên ngành “Thiết kế chế tạo TTB”, bậc đại học.
- Chủ trì đào tạo chuyên ngành “Kỹ thuật Hàng không”, bậc đại học.
- Tham gia đào tạo cho các chuyên ngành: Cơ điện tử, Cơ học kỹ thuật,...
- Nhập môn chuyên ngành
- Động lực học tên lửa
- Động cơ tên lửa
- Cơ học kết cấu tên lửa
- Các thiết bị điều khiển trong tổ hợp tên lửa
- Thiết kế hệ thống tên lửa
- Vật liệu trong chế tạo tên lửa
- Thiết kế và tính toán độ bền kết cấu tên lửa
- Lắp ráp, thử nghiệm tên lửa
- Thí nghiệm động lực và kết cấu tên lửa
- Thực tập kỹ thuật
- Thực tập công nghệ
- Phòng học trang bị Tên lửa.
- Phòng thí nghiệm ĐLH Tên lửa.
- Các hướng nghiên cứu chính
- Khí động đàn hồi thiết bị bay và kết cấu từ vật liệu composite
- Cơ học kết cấu khí cụ bay không người lái
- Động lực học và ổn định kết cấu từ vật liệu composite
- Lý thuyết tấm vỏ
- Thiết kế và chế tạo thiết bị bay không người lái
- Các phương pháp tối ưu kết cấu
- Các phương pháp mô phỏng toán học
- Các phương pháp phân tích và tổng hợp các hệ thống phức tạp
- Tính toán khí động thiết bị bay
- Các thiết bị điều khiển trên khoang
- Các hệ thống điều khiển, dẫn đường tên lửa
- Nhóm Thiết kế hệ thống: nghiên cứu tổng thể hệ thống tên lửa, tối ưu hóa thiết kế tên lửa và các cơ hệ phức tạp. ThS Nguyễn Lê Hùng, KS. Nguyễn Nam Quý.
- Nhóm Động lực học và điều khiển tên lửa: nghiên cứu động lực học bay của các loại TBB, các phương pháp điều khiển và các thiết bị điều khiển trên khoang. TS. Nguyễn Quốc Ân, ThS. Nguyễn Văn Thắng, ThS. Đàm Việt Phương, ThS. Đinh Hoàng Quân.
- Nhóm Khí động lực học: nghiên cứu về dòng chảy của chất khí, các đặc trưng khí động của các loại TBB. TS. Vũ Thành Trung, ThS. Trần Quang Đức, ThS. Lê Vũ Đan Thanh.
- Nhóm Kết cấu TBB: nghiên cứu cấu tạo, độ bền của TBB, những loại vật liệu sử dụng trong kỹ thuật hàng không. TS Trần Ngọc Đoàn, TS Phạm Chung, ThS. Nguyễn Anh Tuấn.
(Nguồn: Bộ môn TKHT&KCTBB)